01-10-2024, 5:41 pm
Vệ sinh máy giặt Electrolux định kỳ là việc làm cần thiết để duy trì hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Trong bài viết này, BESTBUYS sẽ làm rõ những lợi ích của việc thường xuyên vệ sinh máy giặt cũng như hướng dẫn cách vệ sinh máy giặt Electrolux đơn giản ngay tại nhà. Mời các bạn cùng theo dõi!
Tùy theo thói quen giặt giũ của mỗi gia đình, máy giặt Electrolux cần được vệ sinh một cách toàn diện khoảng 1-2 tháng/lần. Việc vệ sinh máy giặt định kỳ và đúng cách sẽ mang lại những tác dụng thiết thực như:
- Loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn: Trong quá trình giặt, bụi bẩn, xơ vải, lông động vật, cặn bột giặt,... có thể tích tụ trong máy - đặc biệt là ở những khu vực khó vệ sinh như lồng giặt, bộ lọc hay gioăng cao su cửa máy. Nếu không được làm sạch định kỳ, những cặn bẩn này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu, làm giảm hiệu quả giặt giũ, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe (các vấn đề về da, đường hô hấp,...) của người dùng. Để ngăn chặn nguy cơ trên thì việc làm sạch máy giặt chính là giải pháp thiết yếu giúp loại bỏ các tạp chất gây hại. Quần áo được giặt sạch sẽ, thơm tho và sức khỏe của các thành viên trong gia đình được bảo vệ an toàn.
- Tiết kiệm điện nước: Máy giặt bị tích tụ bụi bẩn sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn, có thể tiêu thụ nhiều điện - nước hơn để hoàn thành chu trình giặt. Do đó, cần vệ sinh máy giặt để thiết bị đảm bảo hiệu suất giặt sạch mà vẫn tiết kiệm năng lượng.
- Kéo dài tuổi thọ của máy giặt: Vệ sinh máy giặt thường xuyên sẽ góp phần bảo vệ các linh kiện và hạn chế sự cố hư hỏng do cặn bẩn tích tụ. Nhờ đó, máy giặt đảm bảo vận hành ổn định, bền bỉ theo thời gian.
Trước khi thực hiện quy trình vệ sinh máy giặt, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Khăn vải sợi mịn sạch.
- Nước xà phòng pha ấm.
- Bình xịt.
- Bàn chải nhỏ.
- Dung dịch/bột vệ sinh máy giặt chuyên dụng hoặc viên tẩy máy giặt.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy giặt Electrolux cửa ngang và máy giặt Electrolux cửa trên.
- Bước 1: Vệ sinh lồng giặt
Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã lấy hết quần áo ra khỏi lồng giặt. Tiếp đến, bạn cho chất tẩy rửa (dạng bột/viên/dung dịch) vào lồng giặt hoặc ngăn chứa bột giặt. Sau đó, hãy chọn một chu trình giặt thông thường với nước nóng hoặc chu trình tự động vệ sinh lồng giặt (có sẵn đối với một số dòng máy) và khởi động. Khi kết thúc chu trình, bạn có thể lau sạch lại lồng giặt để đảm bảo hiệu quả sạch tuyệt đối.
Lưu ý: Nếu không muốn sử dụng chất tẩy rửa, bạn có thể tự làm hỗn hợp vệ sinh lồng giặt bằng cách: pha nước ấm với 2-3 cốc giấm và 250 gram baking soda, đổ dung dịch này vào lồng giặt và ngâm trong 30 phút.
- Bước 2. Vệ sinh máy bơm và bộ lọc máy bơm
Nước đọng lại trong bơm xả và bộ lọc sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, mầm bệnh ẩn nấp và phát triển. Máy bơm và bộ lọc nếu không được kiểm tra thường xuyên có thể gây ra hiện tượng rung lắc mạnh trong khi giặt và khiến chu trình giặt kéo dài hơn bình thường.
Trước khi bắt đầu vệ sinh, bạn nhớ ngắt nguồn điện và đóng van cấp nước vào máy giặt để đảm bảo an toàn. Sau đó, bạn hãy tìm một bảng điều khiển nhỏ ở phần dưới phía trước của máy, chuẩn bị sẵn khăn hoặc khay bên dưới để đựng nước. Sau đó hãy mở bảng điều khiển và từ từ tháo nút xoay để kiểm soát nước chảy ra ngoài.
Vặn bộ lọc theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo ra. Khi tháo bộ lọc, bạn sẽ thấy nhiều cặn bẩn, sợi vải hoặc các vật nhỏ mắc kẹt ở trong. Dùng nước ấm và bàn chải nhỏ để cọ rửa, làm sạch bộ lọc.
- Bước 3. Vệ sinh gioăng đệm và cửa
Xà phòng và nước đọng lại trong gioăng cao su, kết hợp với môi trường ẩm ướt bên trong máy giặt là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Để làm sạch toàn diện, hãy phun nước xà phòng ấm lên gioăng đệm, nhẹ nhàng kéo ngược các lớp gập để làm sạch bên trong rồi lau chùi lại bằng khăn sạch. Thực hiện các thao tác tương tự để vệ sinh cửa máy giặt.
- Bước 4. Vệ sinh hộp chứa bột giặt
Theo thời gian, chất giặt xả có thể tích tụ trong các khe, rãnh của hộp chứa bột giặt, gây nên hiện tượng tắc nghẽn. Để làm sạch, bạn hãy lấy hộp chứa bột giặt ra ngoài và tháo rời tất cả các chi tiết của hộp. Tiếp đến, bạn hãy ngâm chúng trong nước xà phòng ấm rồi tiến hành cọ rửa đến khi sạch sẽ và lau khô. Trước khi lắp lại, hãy dùng khăn để lau sạch bên trong khoang hộc.
- Bước 5. Vệ sinh mặt ngoài của máy giặt
Sử dụng khăn mềm để lau sạch toàn bộ vỏ ngoài của máy giặt. Sau bước này, chiếc máy giặt của bạn sẽ sở hữu diện mạo “sạch tinh tươm”.
- Bước 1. Vệ sinh lồng giặt
Cách thực hiện tương tự như máy giặt giặt cửa ngang.
Riêng với máy giặt cửa trên UltimateCare của Electrolux, hãy sử dụng chương trình vệ sinh lồng giặt chuyên dụng tub clean được trang bị sẵn. Lồng giặt sẽ quay nhanh để tạo tia nước áp lực cao giúp loại bỏ mọi cặn bám một cách hiệu quả.
- Bước 2. Vệ sinh hộp chứa bột giặt
Bạn hãy trượt hộp chứa bột giặt ra một cách nhẹ nhàng rồi ngâm vào nước xà phòng ấm. Cọ rửa kỹ càng đến khi không còn vết bẩn. Đồng thời, bạn cũng đừng quên cọ rửa mặt trong của khoang hộp trước khi lắp vào.
- Bước 3. Vệ sinh cửa máy giặt
Dùng nước xà phòng ấm để cọ rửa xung quanh mép và bên trong cửa máy giặt (và máy khuấy nếu có). Sau đó, bạn chỉ cần tráng lại bằng nước vì các khu vực này thường có ít chất bẩn tích tụ.
- Bước 4. Vệ sinh mặt ngoài máy giặt
Sử dụng khăn mịn ẩm lau chùi các nút điều khiển và toàn thân máy giặt, loại bỏ hết bụi, cặn bẩn và dấu vết nước giặt.
Lưu ý: Không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc đồ cọ rửa bằng vật liệu nhám để tránh làm trầy xước lớp sơn phủ.
>>>>Xem thêm: bảo hành máy giặt Electrolux
Trên đây là cách tự vệ sinh máy giặt Electrolux mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nếu có thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ BESTBUYS qua hotline 0944.25.27.29 để được hỗ trợ kịp thời.